Các mô hình phổ biến trong phân tích kỹ thuật

Hỗ trợ và kháng cự

Chúng ta đã học hỗ trợ ở Fibonacci Retracement và kháng cự ở Fibonacci Expansion, ngoài ra chúng ta cũng học hỗ trợ và kháng cự đường neckline ở mô hình 2 đỉnh và 2 đáy ở bài học về Bollinger Bands, hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài học về hỗ trợ và kháng cự từ các đường nối đỉnh và đáy.

Nối các đỉnh đáy tạo ra hỗ trợ và kháng cự:
Bài học này rất đơn giản, theo trường phái phân tích kỹ thuật, các nhà phân tích cho rằng các đường nối giữa các đỉnh và đáy sẽ tạo ra hỗ trợ hoặc kháng cự làm cho giá gặp khó khăn không thể tiếp tục lộ trình đi lên hoặc đi xuống. Thông thường, đường giá đang lên gặp kháng cự sẽ điều chỉnh giá xuống. Nếu đường giá đang xuống gặp hỗ trợ sẽ có bước hồi tăng trở lại.

(Nhấp vào hình để xem rõ hơn)
Nhìn lên đồ thị, chúng ta xem xét từng hỗ trợ và kháng cự.
1. Kháng cự màu vàng
Dựa vào đỉnh 1 và đỉnh 2 ta vẽ được đường kháng cự, từ đường kháng cự này đã làm VNIndex tăng từ 372 đến 609 phải giảm lại vì chạm phải đường kháng cự màu vàng liền lao dốc đi xuống.

2. Kháng cự màu đỏ
Dựa vào đỉnh 1 và đỉnh 2 ta vẽ được đường kháng cự, từ đường kháng cự này ta thấy VNIndex tăng từ 346 lên 491 chạm phải đường kháng cự màu đỏ liền phải giảm giá.

3. Hỗ trợ màu nâu
Từ đáy 1 và đáy 2 ta vẽ được đường hỗ trợ, ta thấy VNIndex giảm từ 623 về 427 chạm phải đường hỗ trợ màu nâu liền tăng bật trở lại.

4. Hỗ trợ màu tím
Từ đáy 1 và đáy 2 ta vẽ được hỗ trợ màu tím, VNIndex đang trên đà giảm, chạm phải đường màu tím liền tăng bật trở lại.

Bán ra tại kháng cự, mua vào tại hỗ trợ:
Vì đường giá khi chạm kháng cự sẽ giảm trở lại nên ta tranh thủ bán ra ở gần đường kháng cự để bán cổ phiếu được giá cao. Và vì giảm đến hỗ trợ giá sẽ tăng trở lại ta nhân cơ hội mua vào ở vùng hỗ trợ để mua được giá rẻ nhất. Chính vì lí do này, việc vẽ ra được đường hỗ trợ và kháng cự sẽ giúp ích rất nhiều trong việc nâng cao hiệu quả mua bán.

Hỗ trợ và kháng cự có thể bị break sau điểm 3:

Như đã nói trên ở điểm 3 hỗ trợ và kháng cự phát huy tác dụng mạnh làm ngăn đường đi của đường giá. Nhưng sau khi ngăn được ở điểm 3 thì từ điểm 4 trở đi hỗ trợ và kháng cự đã trở nên yếu hơn nhiều và có thể bị thủng.

Theo đồ thị ta thấy, ở đường kháng cự màu đỏ ta vẽ được từ đỉnh 1 và đỉnh 2, khi đường giá đi lên chạm đường kháng cự ở điểm 3 liền bị giảm lại để tích lũy thêm. Sau khi tích lũy thêm và trở nên mạnh mẽ hơn, đường giá sẽ trở lại thăm đường kháng cự màu đỏ lần nữa và lần này vượt lên thành công.

Tương tự, trên đồ thị ta thấy đường hỗ trợ màu đỏ, ta vẽ được đường hỗ trợ này nhờ 2 đáy ở điểm 1 và điểm 2, khi đường giá giảm về chạm phải đường hỗ trợ màu đỏ liền bật lên và không thể xuyên thủng ở điểm 3, nhưng sau khi lên trở lại cổ phiếu bị phân phối và bán nhiều hơn và làm lực cầu trở nên yếu, nên khi quay trở xuống chạm đường hỗ trợ màu đỏ lần nữa thì giá giảm sâu và thủng cả đường hỗ trợ màu đỏ.

Vậy lần 4, lần 5… quay trở lại đường hỗ trợ hay kháng cự thì đường giá trở nên mạnh mẽ hơn và đường hỗ trợ và kháng cự trở nên yếu ớt hơn nên việc thủng hỗ trợ và kháng cự có thể xảy ra.

Các mô hình đảo chiều báo đỉnh

Trong phân tích kỹ thuật, nhà phân tích cũng xem xét các mô hình báo hiệu những xu hướng sắp tới. Ở đây chúng ta tham khảo các mô hình báo đỉnh dự đoán đảo chiều sang xu hướng giảm giá.

1. Mô hình 2 đỉnh (Double Top)

Đỉnh 1 (1st top) được hình thành sau đó là đỉnh 2 (2nd top) được hình thành như trên đồ thị. Khi chúng ta thấy đường giá tạo xong đỉnh 2 và giảm xuống vượt sâu dưới đường neckline như trên hình thì nên bán cổ phiếu ra để tránh được đợt giảm sắp tới.

Các mô hình đảo chiều báo đỉnh

2. Mô hình đầu vai (Head and Shoulders)


Mô hình này là một dạng mô hình 3 đỉnh tuy nhiên đỉnh giữa cao hơn 2 đỉnh 2 bên, nên ta nhìn đỉnh giữa như là cái đầu (Head), 2 đỉnh 2 bên thấp hơn nhìn như là 2 cái vai (shoulders). Khi thấy đường giá có đầy đủ 1 đỉnh giữa cao và 2 đỉnh 2 bên thấp hơn thì chúng ta cần có một sự lưu ý. Nếu sau đó nữa, đường giá giảm dưới đường neckline như trên hình thì xem như mô hình đã hoàn thành và giá sẽ tiếp tục giảm, chúng ta cần phải bán cổ phiếu ra để tránh đợt giảm mạnh có thể có.

3. Mô hình Rising Wedge

Đường giá lên xuống nhưng không vượt qua đường hỗ trợ và kháng cự trong một khoảng thời gian. Đường hỗ trợ và đường kháng cự hội tụ lại ngày một hep hơn và đường giá đi ngày càng phải đi trong con đường hẹp bức bối đó đến một lúc nào đó sự bức bối khó chịu bùng nổ và sẽ vượt ra khỏi đường hỗ trợ hoặc kháng cự để hình thành xu hướng mới. Thông thường ở mô hình này ta sẽ thấy một sự bức phá thủng đường hỗ trợ bên dưới để bắt đầu xu hướng giảm.

4. Mô hình 3 đỉnh (Triple Top)

Đường giá tạo được 3 đỉnh như trên hình. Trên hình có đỉnh 1 (top 1), đỉnh 2 (top 2), đỉnh 3 (top 3) là chúng ta cần phải quan tâm. Nếu sau đó giá giảm sâu xuống đường neckline là báo hiệu mô hình 3 đỉnh (triple top) đã hình thành, sau đó sẽ là xu hướng giảm giá.

5. Mô hình Bump and Run Reversal

Trên là một đồ thị mô hình Bump and Rung, chúng ta sẽ đi sâu vào mô hình này ở bài học riêng về mô hình này.

 Các mô hình đảo chiều báo đáy

Trong phân tích kỹ thuật, có những mô hình giúp chúng ta nhận biết đỉnh thì cũng có những mô hình giúp ta nhận ra biết đâu là đáy để quyết định mua chứng khoán. Sau đây là những mô hình quen thuộc:

1. Mô hình hai đáy (double bottoms)

Tương tự mô hình hai đỉnh, ở mô hình hai đáy, sau khi đáy thứ nhất và đáy thứ hai được hình thành như trên hình, nếu đường giá tăng lên vượt khỏi đường neckline như trên hình thì mô hình hai đáy hoàn thành. Đây là tín hiệu báo chúng ta nên mua vào để đón đợt tăng giá sắp tới.
Mời các bác tham khảo bài phân tích kỹ thuật VNindex có liên quan đến mô hình 2 đáy.

2. Mô hình đầu vai báo đáy (head and shoulders)


Bài trước chúng ta đã học sơ mô hình đầu vai báo đỉnh, mô hình đầu vai báo đáy này cũng tương tự vậy chỉ ngược hướng lại mà thôi. Đáy ngắn 1 là cái vai trái (left shoulder), đáy sâu 2 là cái đầu (head) và đáy ngắn 3 là cái vai phải (right shoulder). Sau khi hình thành đủ 3 đáy với đáy giữa sâu hơn 2 đáy 2 bên thì thị trường có thể sẽ tăng giá và vượt đường neckline. Khi vượt được đường neckline thì có nghĩa là mô hình đầu vai báo đáy đã hoàn thành báo hiệu xu hướng tăng mới bắt đầu. Chúng ta hãy mua cổ phiếu vào để đón đợt sóng tăng mới.

3. Falling wedge


Bài trước chúng ta đã học rising wedge là một mô hình báo đỉnh. Falling wedge ngược lại là mô hình báo đáy. Chúng ta sẽ vẽ được 1 đường hỗ trợ và 1 đường kháng cự như trên hình vẽ. Hai đường này có xu hướng giảm và hội tụ lại. Biên độ đường giá càng đi càng hẹp lại trong phạm vi giữa hai đường đó. Càng đi càng hẹp, càng bức bối, càng co ép trong phạm vi giữa hai đường cho đến khi sự bức bối đạt cao độ và không chấp nhận đi trong phạm vi đó nữa sẽ vượt lên đường kháng cự bên trên hoặc vượt xuống đường hỗ trợ bên dưới. Khi vượt như thế thì ta nói mô hình falling wedge được hình thành và xu hướng mới được bắt đầu. Trong đa phần các trường hợp, mô hình falling wedge này sẽ vượt lên trên đường kháng cự báo hiệu đáy đã được hình thành và xu hướng tăng được bắt đầu.

4. Mô hình chén thánh (Rounding bottom)

Ở mô hình chén thánh kinh điển sẽ có một đợt giảm sau đó một đợt tăng. Fotoget.blogspot.com muốn các bạn lưu ý ở mô hình này là đợt tăng trở lại cũng khá nhiều so với giá thấp nhất. Và đợt giảm và đợt tăng là thành một hình gần như vòng cung chúng ta gọi là đáy tròn (rounding bottom) hay gọi là chén thánh cũng được. Ở một số diễn đàn gọi đây là mô hình chén thánh kinh điển. Mặc dù đợt tăng lại bên tay phải cũng khá nhiều nhưng sau khi chén thánh đã vượt qua được đường neckline và breakout chỗ điểm màu tím như trên hình vẽ thì mô hình hoàn tất, giá sẽ lại tiếp tục tăng thêm nữa. Nên sau khi chén thánh hình thành, chúng ta vẫn có thể mua vào để đón đợt tăng tiếp tục sắp tới.

5. Mô hình ba đáy (Triple bottom)

Mô hình này cũng tương tự như mô hình 2 đáy, tuy nhiên mô hình này có 3 đáy. Sau khi hình thành 3 đáy như hình vẽ (bottom1, bottom 2 và bottom 3), đường giá sẽ tăng vượt đường neckline báo hiệu mô hình 3 đáy hoàn tất khẳng định đáy và đảo chiều, chúng ta chuẩn bị đón chào một đợt sóng tăng mới.

Các mô hình tiếp tục (continuation patterns)

Các mô hình tiếp tục (continuation patterns) là những mô hình phát tín hiệu là đường giá sẽ tiếp tục xu hướng trước đó. Ví dụ một cổ phiếu đang tăng rồi hình thành mô hình tiếp tục, sau khi mô hình tiếp tục được hình thành giá cổ phiếu lại tiếp tục tăng. Nếu một cổ phiếu đang giảm, hình thành mô hình tiếp tục thì sau khi mô hình tiếp tục hoàn thành xong thì giá cả lại tiếp tục giảm.

Các mô hình tiếp tục

1. Mô hình lá cờ (Flag, Pennant)

2. Mô hình tam giác cân (Symmetrical Triangle)

3. Mô hình tam giác tăng trưởng và mô hình tam giác xu hướng giảm (Ascending Triangle and Descending Triangle)

4. Mô hình chữ nhật (Rectangle)

5. Mô hình kênh giá (Price Channel)

6. Mô hình tách tay cầm (Cup with Handle)