Phương pháp đầu tư CANSLIM(William J. O’Neil) và 7 tiêu chí quan trọng là gì?

Phương pháp đầu tư CANSLIM là một trong những phương pháp đầu tư nổi tiếng và được ưa chuộng, đặc biệt trong cộng đồng đầu tư cổ phiếu. Được sáng tạo và phát triển bởi William J. O’Neil, một nhà đầu tư và tác giả nổi tiếng, CANSLIM đã được kiểm chứng và áp dụng thành công trong việc tạo lợi nhuận từ thị trường chứng khoán. Trong phần này, Zenstock sẽ đi vào chi tiết hơn về CANSLIM và lý do tại sao nó được xem là một phương pháp đầu tư hấp dẫn và mạnh mẽ.

Phương pháp đầu tư CANSLIM là gì?

Phương pháp đầu tư CANSLIM là một hệ thống đầu tư cổ phiếu phân tích tổng hợp, kết hợp cả yếu tố cơ bản và kỹ thuật để xác định cổ phiếu tiềm năng. CANSLIM là viết tắt của các yếu tố quan trọng mà William J. O’Neil đã xác định là quan trọng trong việc tìm kiếm cổ phiếu có khả năng tăng giá mạnh. Đây là một phương pháp kỷ luật, dựa trên quy tắc và thông tin thị trường cụ thể.

William J. O’Neil – Người sáng lập CANSLIM

William J. O’Neil là một trong những nhà đầu tư và tư vấn đầu tư hàng đầu của thế kỷ 20. Ông nổi tiếng với khả năng dự đoán và tận dụng các cơ hội đầu tư tiềm năng. O’Neil là người sáng lập và chủ tịch của Công ty Môi giới Chứng khoán William O’Neil + Co. Incorporated, một trong những công ty môi giới hàng đầu tại Hoa Kỳ.

Ông cũng là tác giả của cuốn sách nổi tiếng “How to Make Money in Stocks,” trong đó ông giới thiệu và phát triển phương pháp đầu tư CANSLIM.

Lý do tại sao CANSLIM hấp dẫn và mạnh mẽ

CANSLIM được coi là một trong những phương pháp đầu tư hấp dẫn và mạnh mẽ vì nó kết hợp cả yếu tố cơ bản và kỹ thuật, cung cấp cho nhà đầu tư một cái nhìn toàn diện về cổ phiếu mà họ quan tâm. Dưới đây là một số lý do tại sao CANSLIM thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư:

  • Kết hợp cơ bản và kỹ thuật: CANSLIM không chỉ dựa vào phân tích cơ bản (ví dụ: lợi nhuận, sản phẩm, lãnh đạo công ty) mà còn sử dụng phân tích kỹ thuật (ví dụ: biểu đồ giá, chỉ số kỹ thuật) để xác định điểm mua và bán lý tưởng. Sự kết hợp này giúp giảm rủi ro và tăng cơ hội lợi nhuận.
  • Hướng dẫn cụ thể: Phương pháp CANSLIM cung cấp một bộ quy tắc cụ thể và hướng dẫn để nhà đầu tư có thể áp dụng. Điều này giúp tránh sự mơ hồ và tăng tính kỷ luật trong đầu tư.
  • Thời gian thực hiện ngắn hạn và dài hạn: CANSLIM cho phép nhà đầu tư lựa chọn giữ cổ phiếu trong thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn, tùy theo mục tiêu và chiến lược đầu tư cá nhân.
  • Lịch sử thành công: CANSLIM đã được kiểm chứng qua thời gian với nhiều ví dụ về cổ phiếu đã tạo ra lợi nhuận đáng kể sử dụng phương pháp này.

Trong tương lai của bài viết, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về các yếu tố cụ thể của CANSLIM và cách áp dụng nó trong đầu tư cổ phiếu.

Giới thiệu cụ thể về 7 tiêu chí CANSLIM

C- Tăng trưởng EPS hàng quý (Current Quarterly Earnings)

C- Tăng trưởng EPS hàng quý

Tăng trưởng EPS theo quý hiện tại

  • Tăng trưởng lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) từ 25% trở lên  trong quý gần đây nhất
  • Ưu tiên các cổ phiếu có sự tăng tốc tăng trưởng EPS (tức là EPS quý gần nhất tăng tốc so với quý trước)

Tại sao tăng trưởng EPS hàng quý lại quan trọng

Không phải ngẫu nhiên hai chữ cái đầu tiên của Hệ thống đầu tư CAN SLIM đều liên quan đến tăng trưởng EPS, là yếu tố số 1 cần xem xét khi quyết định mua bất kỳ cổ phiếu nào.

Tỷ lệ tăng trưởng EPS lớn và tăng tốc là điều thu hút sự chú ý các nhà đầu tư tổ chức lớn. Vì vậy, hãy bắt đầu tìm kiếm những cổ phiếu đánh bại thị trường bằng cách tìm kiếm những cổ phiếu có mức tăng trưởng EPS hàng quý và hàng năm mạnh mẽ, chính là chữ “C” và chữ “A” trong CAN SLIM.

Hãy hiểu rằng tăng trưởng EPS hàng quý 25% là tiêu chuẩn tối thiểu. Những cổ phiếu tốt nhất thường sẽ có mức tăng từ 50% đến 100% hoặc hơn nữa. Tỷ lệ tăng trưởng EPS càng cao càng tốt; vì vậy hãy tập trung vào các công ty có mức tăng trưởng EPS bùng nổ, dẫn đầu thị trường.

Những điều khác bạn nên biết

Hãy đảm bảo rằng công ty đó mạnh ở các thành phần tạo ra mức tăng trưởng EPS c ao. Nếu công ty yếu kém ở những thành phần này, nó có thể không duy trì được mức tăng trưởng EPS trong dài hạn.

Tăng trưởng doanh số:  Hãy tìm kiếm mức tăng trưởng 20% ​​- 25% hoặc cao hơn trong quý gần đây nhất. Nếu mức tăng trưởng doanh số bán hàng của công ty thấp hơn mức tiêu chuẩn đó, hãy đảm bảo rằng doanh số bán hàng đã tăng lên trong các quý gần đây (BL của TSI: Có thể doanh số tăng ở các quý trước nhưng lợi nhuận chưa theo kịp do các chị phí phát triển thị trường, chi phí quảng cáo…).

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu:  Hãy tìm các công ty tăng trưởng EPS có ROE 17% hoặc cao hơn. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cho biết một công ty quản lý vốn tốt như thế nào và giúp bạn xác định các doanh nghiệp hoạt động tốt nhất.

Tìm kiếm các cổ phiếu tăng trưởng này ở đâu?

Hàng quý, Zenstock sẽ tiến hành chọn lọc và đánh giá các cổ phiếu có sự tăng trưởng mạnh mẽ về EPS và đưa vào bảng xếp hạng, sau đó xây dựng báo cáo phân tích và hướng dẫn chiến lược giao dịch chi tiết cho các cổ phiếu tốt nhất. Các nhà đầu tư đăng ký tư vấn của chúng tôi được cung cấp miễn phí bảng xếp  hạng các cổ phiếu tăng trưởng EPS tốt nhất cũng như báo cáo phân tích liên quan.

A – Tăng trưởng EPS hàng năm (Annual Earnings Growth)

A- Tăng trưởng EPS hàng năm

Tăng trưởng EPS hàng năm

  • Tăng trưởng EPS hàng năm đạt từ 25% – 50% hoặc cao hơn nữa càng tốt trong vòng ba năm qua

Tại sao tăng trưởng EPS hàng năm lại quan trọng?

Các công ty có thể cắt giảm chi phí hoặc thực hiện các biện pháp khác để tăng EPS đột biến trong một hoặc hai quý. Thông qua thủ thuật này, họ có thể che dấu những vấn đề cơ bản nghiêm trọng hơn mà công ty có thể gặp phải, bao gồm các vấn đề về nhu cầu đối với sản phẩm/dịch vụ của công ty, về tỷ suất lợi nhuận bị giảm, về xu hướng tiêu cực của ngành. Vì vậy, tăng trưởng thu nhập hàng năm (A) mạnh mẽ là yếu tố đảm  bảo cho công ty có sự chắc chắn hơn về dài hạn.

Ở đây một lần nữa, mức tăng trưởng EPS hàng năm 25% là mức tối thiểu. Các cổ phiếu hàng đầu thường sẽ tăng trưởng theo năm thậm chí còn mạnh hơn. Ví dụ,  tỷ lệ tăng trưởng EPS hàng năm trong ba năm của Google  là 293% trước khi tăng giá gấp 5 lần kể từ năm 2004.

Tìm kiếm  bảng xếp hạng tăng trưởng EPS hàng năm ở đâu?

Tại TTCK mỹ, IBD định kỳ đưa ra bảng xếp hạng EPS của các cổ phiếu niêm yết. Theo đó, họ tiến hành xếp hạng từng cổ phiếu từ 99 (tốt nhất) đến 1 (kém nhất) về mức tăng trưởng EPS hàng quý và hàng năm. Các cổ phiếu tốt nhất thường có  Xếp hạng EPS  từ 95 trở lên, có nghĩa là chúng nằm trong số 5% cổ phiếu hàng đầu về hiệu suất EPS. 

Hiện nay, ở VN vẫn chưa có tổ chức nào đưa ra bảng xếp hạng tăng trưởng EPS hàng năm cho các cổ phiếu niêm yết trên thị trường. Tuy nhiên, qua ứng dụng thực tế CANSLIM  vào giao dịch, Zenstock nhận thấy rằng thành tố A – tăng trưởng EPS theo năm, dường như là yếu tố được sử dụng nhằm mục đích hỗ trợ cho các nhà đầu tư thông thường với kỹ năng đánh giá cổ phiếu chưa thành thạo.

Đối với chúng tôi, khi đã trải qua nhiều năm ứng dụng phân tích cơ bản vào chọn lựa cổ phiếu, chúng tôi dễ dàng nhận diện được có hay không tính bền vững dài hạn trên báo cáo KQKD hàng quý của các cổ phiếu riêng lẻ, do đó chúng tôi không chú trọng việc xây dựng bảng xếp hạng tăng trưởng EPS hàng năm theo cách của IBD mà chỉ xây dựng bảng xếp hạng EPS theo quý sau đó chọn ra các ứng viên tiềm năng nhất để đi sâu vào phân tích và xây dựng chiến lược giao dịch.

N – Sản phẩm mới/Dự án mới/Dịch vụ mới (New Product or Service)

N – New Product or Service

Sản phẩm/dự án mới hoặc dịch vụ mới

  • Công ty có sản phẩm mới, dự án mới hoặc dịch vụ mới dẫn đầu hoặc thay đổi ngành và tạo ra mức tăng trưởng vượt trội về doanh thu và EPS. 
  • Công ty có giám đốc điều hành/chủ tịch HĐQT mới, hoặc xu hướng ngành mới có lợi cho công ty.
  • Cổ phiếu đạt tới mức giá cao mới. 

Tại sao yếu tố N lại quan trọng?

Câu thần chú của thị trường chứng khoán là “Rời bỏ những thứ đã lỗi thời, hòa nhịp vào những điều mới mẻ”. Thị trường chứng khoán luôn hướng tới tương lai, luôn tìm kiếm những công ty có sản phẩm mới, những sản phẩm thay đổi cuộc chơi. 

Những đổi mới như vậy có thể đến từ các doanh nghiệp trẻ, các doanh nghiệp vừa IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng), hoặc từ các công ty đã đại chúng tự đổi mới bằng các sản phẩm thay đổi cuộc chơi, và/hoặc thay đổi người quản lý mới (Chủ tịch mới, Giám đốc điều hành mới). Hãy nghĩ về Apple, với sự trở lại của Steve Jobs với tư cách là Giám đốc điều hành và một chuỗi các sản phẩm mang tính cách mạng gồm iPod, iPhone, iTunes và theo sau là iPad.

Các cổ phiếu thuộc ngành Bất động sản rất thú vị. Các dự án BĐS mới sắp bàn giao luôn tạo ra động lực tăng giá vô cùng lớn cho cổ phiếu BĐS. Lấy ví dụ, dự án bất động sản Eco Garden Huế đã giúp cổ phiếu CSC tăng giá thần tốc từ 20 lên 140 chỉ trong vòng 1 năm 2021, dù dự án còn chưa chính thức bàn giao, chưa tạo ra được nguồn doanh thu và lợi nhuận khủng, nhưng lực đẩy kỳ vọng đã đưa giá lên mây trong sự ngỡ ngàng khó hiểu của đa số NĐT.

Nhưng bạn phải biết rằng các tổ chức đầu tư và các tay chơi lớn nhiều kinh nghiệm luôn mua gom cổ phiếu ngay trước khi công ty hạch toán lợi nhuận, chính lực mua gom của họ sẽ tạo ra các nền giá mạnh mẽ, trước khi công ty hạch toán lợi nhuận lớn. Vì vậy khi phát hiện 1 cổ phiếu BDS có dự án lớn sắp bàn giao, nhưng chưa có sự breakout về KQKD, thì vẫn phải mua khi cổ phiếu hoàn thành nền giá.

Đôi khi cổ phiếu BDS cũng có thể “đi ngang như cua” khiến nhiều người đầu tư theo kỳ vọng mệt mỏi, rồi mới bắt đầu cú chạy giá thần tốc khi bắt đầu hạch toán lợi nhuận lớn từ các dự án mới, tạo ra sự breakout về lợi nhuận. Nếu 1 cổ phiếu vừa có dự án mới, đồng thời vừa bắt đầu có sự breakout về KQKD, đang xây nền giá khỏe, thì bạn phải tận dụng cơ hội vàng này để mua sớm theo các điểm mua sớm để giành lấy lợi thế về mình, và mua đủ tỷ trọng tối ưu khi cổ phiếu phá vỡ nền giá. 

Điểm mấu chốt: Tăng trưởng lợi nhuận và doanh thu mạnh mẽ (C và A trong Hệ thống CAN SLIM) là yếu tố số 1 để tìm kiếm các cổ phiếu dẫn đầu, và yếu tố mới – chữ N trong hệ thống CAN SLIM (sản phẩm mới/dự án mới hoặc dịch vụ mới, v.v.) sẽ giúp cổ phiếu đó tạo ra mức lợi nhuận đáng kinh ngạc. Riêng với cổ phiếu BDS, chỉ 1 chữ N là đủ giúp bạn kiếm bộn tiền, đôi khi không cần tới C và A.

Khi phát hiện một công ty BDS có chữ N, tức có dự án mới sắp bàn giao, hãy tiến hành thêm một vài đánh giá chuyên sâu hơn về tồn kho, tài sản, người mua trả trước, quy mô dự án, tiến độ triển khai, thời điểm bàn giao dự án cho khách hàng… phần thưởng thu về chắc chắn xứng đáng  với công sức bạn bỏ ra. 

Tìm kiếm  yếu tố mới (chữ N) ở đâu?

Hàng quý chúng tôi đều tiến hành đánh giá và lập danh sách các cổ phiếu, trong các báo cáo chuyên sâu về từng cổ phiếu và các báo cáo phân tích ngành tiềm năng chúng tôi  đều chú trọng xem xét yếu tố mới nhằm tìm ra các cổ phiếu tiềm năng tạo ra lợi nhuận cao nhất.

S – Cung cầu (Supply and Demand)

Cung cầu

  • Các nhà đầu tư tổ chức tích lũy khối lượng lớn cổ phiếu (mua), đặc biệt vào những thời điểm quan trọng như khi cổ phiếu đang hình thành và phá vỡ thoát ra khỏi mẫu hình biểu đồ.

Tại sao Cung cầu quan trọng?

Quy luật cung cầu thể hiện hàng ngày trên thị trường chứng khoán, cũng như trên mọi thị trường. Lực cầu mạnh trên cổ phiếu  với nguồn cung có sẵn hạn chế sẽ đẩy giá cổ phiếu tăng vọt lên. Ngược lại, nguồn cung cổ phiếu dư thừa và lực cầu mua yếu sẽ khiến giá giảm xuống. Vậy làm thế nào để đo lường lực cầu trong một cổ phiếu? Hãy bắt đầu bằng cách kiểm tra khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày. Hãy tìm những ngày mà số lượng cổ phiếu được giao dịch cao hơn nhiều so với mức trung bình.

Nếu giá cổ phiếu tăng mạnh và khối lượng giao dịch tăng cao hơn mức trung bình, điều đó cho thấy lực cầu mạnh. Có nghĩa là các nhà quản lý quỹ và các nhà đầu tư tổ chức khác – những người chi phối phần lớn giao dịch trên thị trường chứng khoán – đang tích cực mua cổ phiếu. Và chính lực cầu  mạnh mẽ của các tổ chức sẽ thúc đẩy một bước chuyển biến lớn về giá của cổ phiếu.

Tìm kiếm đánh giá cung cầu ở đâu

Khi bạn biết cách kiểm tra biểu đồ cổ phiếu, bạn sẽ có thể nhanh chóng thấy được liệu lực cầu ở một cổ phiếu cụ thể là mạnh hay yếu bằng cách kiểm tra hành động khối lượng và giá.

Nếu bạn giao dịch chứng khoán Hoa kỳ, IBD có bảng xếp hạng Cung-Cầu  và xếp hạng tích luỹ/phân phối. Bảng xếp hạng Cung-Cầu được xây dựng bằng cách so sánh khối lượng giao dịch của cổ phiếu với số lượng cổ phiếu đang lưu hành, các cổ phiếu được xếp hạng từ 99 (tốt nhất) đến 1 (kém nhất) cho thấy mức độ tích cực của cổ phiếu được giao dịch.  Bảng xếp hạng tích lũy/phân phối được xây dựng dưa trên đo lường việc mua và bán của các tổ chức trong 13 tuần qua, với xếp hạng từ A (mua nhiều) đến E (bán nhiều).

L – Mua những công ty dẫn đầu, thuộc những ngành dẫn đầu, đừng mua những kẻ đội sổ (Leader or Laggard)

L – Mua những công ty dẫn đầu

Công ty dẫn đầu hay chỉ là kẻ đội sổ

  • Các cổ phiếu dẫn đầu được xếp hạng cao nhất trong số các nhóm ngành hàng đầu,
  • Có đường sức mạnh tương đối RS đang dốc lên, RS tốt nhất là tiệm cận đỉnh hoặc vừa vượt đỉnh,
  • Chú ý rằng công ty dẫn đầu không phải chỉ có nhóm vốn hóa lớn mà bao gồm các mã đáp ứng các tiêu chí C-A-N-S-I ở tất cả các nhóm vốn hóa.

Tại sao chữ L lại quan trọng?

Trên thị trường chứng khoán, mọi thứ đều là tương đối. Các nhà đầu tư tổ chức không chỉ tìm kiếm cổ phiếu tốt. Họ đang tìm kiếm những công ty tốt nhất trong số những công ty tốt nhất – những công ty có tăng trưởng EPS và tăng trưởng doanh số bùng nổ nhất và những sản phẩm mới thay đổi cuộc chơi mạnh mẽ nhất.

Cho dù đó là Home Depot vào những năm 1980, Cisco trong những năm 1990 hay Google, Apple, Facebook và Tesla gần đây, những cổ phiếu chiến đánh bại thị trường mạnh mẽ nhất có xu hướng trở thành những công ty dẫn đầu phát triển nhanh nhất trong một ngành công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ.

Các nhà quản lý quỹ có xu hướng chuyển tiền của họ vào các loại hình công ty này, và sức mua của họ chính là yếu tố đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn rất nhiều. Nói cách khác, khi C, A và N trong hệ thống CAN SLIM (tăng trưởng EPS lớn và có sản phẩm mới hấp dẫn) kết hợp với nhau sẽ tạo ra sức hút như một thỏi nam châm, thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư tổ chức.

Chúng kích hoạt chữ S (Cung Cầu – ít người muốn bán ra trong khi nhiều người muốn mua vào) trong hệ thống CAN SLIM, nhờ đó thúc đẩy cổ phiếu lên cao hơn, khiến nó trở thành công ty dẫn đầu trong ngành, dẫn đầu thị trường và tạo nên chữ L trong hệ thống CAN SLIM.

TÌM KIẾM YẾU TỐ DẦN ĐẦU (LEADER) Ở ĐÂU? 

Sử dụng sức mạnh giá tương đối để tìm cổ phiếu mạnh dẫn đầu

Chúng ta có nhiều cách để tìm ra các cổ phiếu dẫn dầu thị trường, một trong số đó là sử dụng đường Sức mạnh giá tương đối RS. Bằng cách cài đặt đường RS vào biểu đồ, bạn có thể dễ dàng quan sát được liệu đường sức mạnh tương đối đang có xu hướng dốc lên, đường RS đang ở gần mức đỉnh cao mới, đã vượt đỉnh, hay đang cắm đầu hướng xuống?

Đường RS dốc lên và đang ở gần đỉnh có nghĩa là cổ phiếu đang tốt hơn đa số các cổ phiếu khác trên thị trường chung. Tại điểm mua phá vỡ, đường RS nên vượt qua đỉnh của nó. Ở các cổ phiếu mạnh nhất, đường RS sẽ vượt qua đỉnh trước khi giá vượt đỉnh. Đây là chỉ báo giúp bạn đi săn theo dòng tiền lớn.

Trong cuốn sách Giao dịch như một phù thủy chứng khoán, Mark Minervini cũng đưa ra bộ tiêu chí của bộ lọc xu hướng (Trend Template) tìm kiếm cổ phiếu, một trong số các điều kiện là đường RS phải dốc lên ít nhất 1 tháng. Đường RS rất hữu hiệu trong việc giúp bạn tìm ra các cổ phiếu mạnh nhất, có khả năng dẫn đầu sóng tăng giá mới.

Ví dụ trong con sóng từ đầu tháng 2 đến nay (28/3/2022), tất cả các cổ phiếu thắng lớn (VHC FRT DGC HAH…) đều có RS vượt đỉnh tại điểm mua phá vỡ nền giá, hoặc tiệm cận đỉnh sau đó nhanh chóng vượt đỉnh trong vòng vài ngày.

Đánh giá cơ bản doanh nghiệp và đánh giá triển vọng ngành để tìm các cổ phiếu dẫn đầu tiềm năng

Nếu như sử dụng chỉ báo RS giúp bạn đi theo dòng tiền lớn tham gia vào các cổ phiếu dẫn dầu có RS mạnh, thì đánh giá cơ bản doanh nghiệp và đánh giá triển vọng ngàng để tìm cổ phiếu dẫn đầu tiềm năng là cách giúp bạn đi trước, tham gia sớm hơn trong cuộc chơi săn lùng các cổ phiếu dần đầu.

Đánh giá cơ bản doanh nghiệp để xếp hạng các cổ phiếu dẫn đầu tiềm năng

Đánh giá cơ bản doanh nghiệp là một cách tiếp cận hiệu quả khác để tìm ra các cổ phiếu dẫn đầu. Để tối đa hóa hiệu suất đầu tư, các tay chơi lớn và các nhà đầu tư năng động đều cố gắng tìm ra các cổ phiếu có một số đặc điểm nhất định có thể hấp dẫn được dòng tiền trên thị trường như sự bứt phá về doanh thu và lợi nhuận, có sản phẩm dự án mới sắp mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn, cơ bản tốt và sắp chuyển sàn sang HOSE, thâu tóm sát nhập…

Vì vậy, mỗi quý chúng tôi đều thực hiện sàng lọc báo cáo KQKD cũng như các chất xúc tác khác, dựa vào đó tiến hành xếp hạng sức mạnh và thứ tự ưu tiên đầu tư.

Tìm kiếm các nhóm ngành triển vọng và tập trung vào các cổ phiếu dẫn đầu trong ngành

Tiếp cận theo phân tích ngành là một trong số những cách tiếp cận hiệu quả cao của tôi. Nhiều vụ đầu tư thành công của tôi dựa trên đánh giá triển vọng từng nhóm ngành ở mỗi giai đoạn nhằm tìm ra các nhóm ngành có triển vọng và tiềm năng nhất, từ nhóm ngành đó nhặt ra những công ty dẫn đầu trong ngành có thể cho hiệu suất đầu tư tốt nhất.

I – Sự bảo trợ của các tổ chức (Institutional Sponsorship)

I – Sự bảo trợ của các tổ chức
  • Số lượng quỹ đầu tư sở hữu cổ phiếu trong những quý gần đây gia tăng
  • Cổ phiếu được sở hữu bởi các quỹ đầu tư hoạt động tốt hơn thị trường trong 3 năm qua
  • Khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày từ 400.000 trở lên. 

Tại sao sự bảo trợ của các tổ chức đầu tư lại quan trọng?

“Tổ chức bảo trợ” đề cập đến quyền sở hữu một cổ phiếu của các quỹ tương hỗ, các ngân hàng, các quỹ hưu trí và các tổ chức lớn khác. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp này có đội ngũ các nhà phân tích nghiên cứu hàng nghìn cổ phiếu, vì vậy, thật tốt khi thấy họ mua một cổ phiếu bạn đang cân nhắc. Thậm chí còn tốt hơn khi thấy số lượng quỹ tăng lên hàng quý, vì nó cho thấy nhu cầu ngày càng tăng đối với cổ phiếu.

Các quỹ cần nhiều thời gian để thiết lập vị thế

Vì họ thường quản lý danh mục đầu tư hàng trăm triệu hoặc thậm chí hàng tỷ đô la, các nhà quản lý quỹ có xu hướng nắm giữ các vị thế lớn trong mỗi cổ phiếu. Điều đó có nghĩa là quỹ cần mua hàng triệu cổ phần của mỗi cổ phiếu mới đủ vị thế. Nếu họ cố gắng mua tất cả số cổ phiếu đó trong một ngày, việc mua của chính họ sẽ khiến giá cổ phiếu tăng cao hơn mức họ sẵn sàng chi trả.

Vì vậy, thường sẽ mất vài tuần, thậm chí vài tháng để một nhà đầu tư tổ chức có thể thiết lập một vị thế đầy đủ. Và đó chỉ là tính trên một quỹ. Nếu hàng trăm quỹ đang mua cổ phiếu đó, hãy tính toán xem! Có thể mất nhiều tháng hoặc lâu hơn trước khi lực mua bắt đầu giảm bớt. Điều đó mang lại cho bạn cơ hội để đồng hành cùng họ, và gia tăng vị thế  khi các nhà đầu tư tổ chức lớn tiếp tục mua và đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn.

Tập trung vào Cổ phiếu “Thanh khoản” tốt

Các cổ phiếu giao dịch trung bình dưới 400.000 cổ phiếu mỗi ngày được coi là “giao dịch ít”. Các nhà đầu tư tổ chức có xu hướng tránh những cổ phiếu như vậy vì họ khó thiết lập một vị thế có ý nghĩa, họ cũng khó mua và khó thoát khỏi cổ phiếu mà không đẩy giá lên quá cao hoặc xuống quá thấp.

Cổ phiếu giao dịch mỏng cũng có thể dễ biến động hơn so với cổ phiếu lớn hơn, là những cổ phiếu “thanh khoản” (những cổ phiếu có khối lượng giao dịch hàng ngày cao). Đó là bởi vì cần ít giao dịch hơn để thay đổi đáng kể giá của một cổ phiếu giao dịch 100.000 cổ phiếu mỗi ngày so với một cổ phiếu giao dịch 5 triệu cổ phiếu mỗi ngày.

Vì vậy, theo nguyên tắc chung, hãy tránh những cổ phiếu giao dịch mỏng và tập trung vào những cổ phiếu có tính thanh khoản tốt mà các nhà đầu tư tổ chức đang mua.

Có nên đầu tư cổ phiếu thanh khoản hơi thấp không?

Có thể mua cả những cổ phiếu có thanh khoản thấp hơn, ví dụ trung bình 100.000 đơn vị/ngày, miễn là mẫu hình biểu đồ, bối cảnh và các yếu tố cơ bản đủ hấp dẫn. Nhưng nhìn chung các cổ phiếu thanh khoản tốt sẽ dễ giao dịch hơn, nhất là với người có số vốn lớn.

Thị trường năm 2020 có rất nhiều cơ hội, do đó tôi thiên về đầu tư các cổ phiếu thanh khoản tốt với cơ bản mạnh, trong khi giai đoạn khó khăn như 2019 có thể giao dịch các cổ phiếu vốn hóa nhỏ hơn, thanh khoản thấp hơn, khắc phục vấn để thanh khoản bằng cách tăng số loại cổ phiếu lên nhiều hơn. 

M – Xác định xu hướng thị trường (Market Direction)

M – Xác định xu hướng thị trường
  • Chỉ giải ngân mua cổ phiếu mới trong xu hướng tăng của thị trường
  • Thực hiện hành động phòng thủ khi thị trường bắt đầu suy yếu

Tại sao xu hướng thị trường lại quan trọng?

Yếu tố thị trường – Chữ M – Xu hướng thị trường, được nhắc đến cuối cùng, nhưng lại là yếu tố quan trọng nhất. Bạn có thể có tất cả sáu đặc điểm còn lại trong hệ thống CANSLIM, nhưng nếu thị trường chung đang trong xu hướng giảm thì ngay cả những cổ phiếu tốt nhất cũng sẽ rất khó tăng giá. Đó là bởi 3/4 số cổ phiếu di chuyển cùng chiều với thị trường chung, hoặc tăng hoặc giảm.

“Thị trường chung” đề cập đến các chỉ số chính, chủ yếu là Nasdaq Composite, S&P 500 và Dow Jones Industrial Average. Tại thị trường Việt Nam là chỉ số Vnindex và VNALL. 

Nói một cách đơn giản, nếu bạn mua một cổ phiếu khi thị trường đang trong xu hướng tăng mạnh, bạn có 75% cơ hội đúng. Nhưng nếu bạn mua khi thị trường đang trong xu hướng giảm, bạn có 75% khả năng sai. Đầu tư theo xu hướng thị trường giúp bạn dễ dàng giữ tỷ lệ cược có lợi cho mình.

Theo dõi mục Toàn cảnh thị trường giúp bạn thấy thị trường đang ở giai đoạn nào trong số ba giai đoạn có thể xảy ra:

  • Xu hướng tăng được xác nhận: Đây là thời điểm tốt để mua các cổ phiếu có cơ bản mạnh với các biểu đồ nền giá phù hợp.
  •  Xu hướng tăng gặp áp lực: Đây là thời điểm cần thận trọng với các giao dịch mua mới và theo dõi chặt chẽ các khoản nắm giữ hiện tại của bạn để đảm bảo chúng đang hoạt động tốt. Bạn cũng có thể xem xét việc chốt lãi.
  • Thị trường đang điều chỉnh:  Việc mua mới trong một đợt điều chỉnh khiến bạn gặp nhiều rủi ro hơn, vì hầu hết các cổ phiếu sẽ đi theo xu hướng giảm của thị trường. Hãy nhớ theo dõi kỹ danh mục đầu tư của bạn để đảm bảo bạn đang bảo vệ lợi nhuận và cắt lỗ nhanh chóng. Bạn cũng phải tận dụng thời gian này để tìm kiếm các cổ phiếu rồi thêm vào danh sách theo dõi, nhờ đó bạn sẽ sẵn sàng hành động khi thị trường bắt đầu vào xu hướng tăng mới.

Bạn sẽ thấy rằng năm này qua năm khác, những cổ phiếu chiến thắng khởi động những bước tiến lớn của chúng khi xu hướng tăng mới của thị trường bắt đầu và bắt đầu quay đầu giảm khi xu hướng tăng của thị trường đó bắt đầu yếu đi. Để tạo ra và duy trì lợi nhuận bền vững trên thị trường chứng khoán, bạn nên theo dõi xu hướng thị trường thường xuyên tại mục Toàn cảnh thị trường và hành động đồng bộ với chu kỳ thị trường.

Những điều khác bạn nên biết

Bạn không cần phải luôn đầu tư toàn bộ số tiền vào thị trường. Mục tiêu của bạn là kiếm tiền khi thị trường có xu hướng tăng và bảo vệ lợi nhuận khi thị trường bắt đầu giảm.

Điều đó nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng nhiều người không chú ý đến xu hướng của thị trường chung. Họ nhảy vào bất cứ lúc nào và chỉ mù quáng “mua và nắm giữ”. Các nhà đầu tư với chiến lược đó có thể kiếm tiền trong xu hướng tăng, nhưng họ thường “của thiên trả địa”, thậm chí lỗ ngược khi xu hướng giảm xảy ra.

Vì vậy, hãy hiểu rằng có những thời điểm tốt để mua và cũng có những thời điểm xấu không nên mua cổ phiếu. Hãy tưởng tượng nếu thời tiết đang mưa bão thì bạn có đi du lịch biển hay không? Biết được sự khác biệt về thời điểm thị trường là chìa khóa để thành công và bảo vệ lợi nhuận trên thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán là một trong những phát minh vĩ đại tạo ra sự giàu có nhanh chóng nhất. Trong thị trường tăng trưởng, bạn có thể kiếm được những khoản lợi nhuận đáng kể. Nhưng nếu bạn chỉ mù quáng đầu tư theo cách “buy and hold” và không thực hiện bất kỳ hành động phòng thủ nào khi xu hướng giảm xảy ra, rất có thể tất cả những lợi nhuận mà bạn phải khó khăn lắm mới kiếm được sẽ biến mất – và thậm chí biến thành một khoản thua lỗ.

“Bạn nhất định phải có một phương pháp đáng tin cậy, đã được chứng minh để xác định chính xác liệu bạn đang ở trong thị trường tăng trưởng hay thị trường giảm giá … Đây là bài học quan trọng nhất bạn có thể học nếu muốn ngừng thua và bắt đầu chiến thắng. ” William J. O’Neil, Nhà sáng lập & Chủ tịch IBD

Mặc dù chữ “M” – Xu hướng thị trường – là chữ cái cuối cùng trong Hệ thống đầu tư CAN SLIM®, nhưng thực ra đây lại là phần quan trọng nhất. Lịch sử cho thấy 3 trong số 4 cổ phiếu di chuyển cùng hướng với thị trường chung, tức tăng hoặc giảm.

Vì vậy, nếu bạn mua cổ phiếu khi thị trường đang có xu hướng tăng, bạn có 75% cơ hội đúng. Nhưng nếu bạn mua khi thị trường đang có xu hướng giảm, bạn có 75% khả năng bị sai.

Không có cổ phiếu nào miễn nhiễm với xu hướng thị trường. Thị trường chung tạo ra sức hút rất lớn đối với các cổ phiếu riêng lẻ. Ngay cả những cổ phiếu dẫn đầu mạnh nhất cũng sẽ gặp khó khăn khi thị trường đang đi xuống. Và nếu bạn chỉ mù quáng nắm giữ cổ phiếu và không có hành động phòng thủ nào khi xu hướng tăng đảo chiều thành vào xu hướng giảm, bạn có nguy cơ sẽ đánh mất tất cả số tiền kiếm được (thậm chí âm cả vào vốn).

Thật may, có một cách đã được thời gian chứng minh giúp thoát khỏi đoàn tàu lượn siêu tốc trước khi nó lao xuống và giữ cho lợi nhuận không mất đi theo chu kỳ thị trường.

Trong phần này, chúng ta cùng tìm hiểu cách sử dụng hệ thống CANSLIM để theo dõi các loại điều kiện thị trường, từ đó xác định thị trường đang di chuyển theo hướng nào và làm thế nào để giữ được tỷ lệ thành công có lợi. Khi biết phải làm gì, phải tìm kiếm thứ gì, bạn sẽ đạt được mục tiêu cơ bản khi đầu tư vào cổ phiếu, đó là kiếm tiền khi thị trường có xu hướng tăng và bảo vệ lợi nhuận nhọc nhằn mới kiếm được khi thị trường bắt đầu chuyển sang xu hướng giảm.

Cách Áp dụng CANSLIM trong Đầu tư

Phần này sẽ đi sâu vào cách áp dụng phương pháp đầu tư CANSLIM trong thực tế. CANSLIM không chỉ đơn giản là một danh sách yếu tố, mà là một hệ thống đầu tư phức tạp yêu cầu sự nghiên cứu, phân tích, và quản lý rủi ro cẩn thận.

Lọc cổ phiếu

  1. Sử dụng các công cụ và tài liệu nghiên cứu: Để bắt đầu, bạn cần có các công cụ và tài liệu nghiên cứu cổ phiếu. Các nguồn thông tin như trang web tài chính, phần mềm phân tích cổ phiếu, và dịch vụ nghiên cứu tài chính có thể giúp bạn lọc ra các cổ phiếu tiềm năng. Các công cụ này cung cấp thông tin về giá cổ phiếu, lợi nhuận, doanh thu, và các yếu tố quan trọng khác.
  2. Đánh giá và chọn lọc danh sách cổ phiếu theo CANSLIM: Sau khi bạn có danh sách các cổ phiếu, sử dụng các yếu tố CANSLIM để đánh giá và lọc ra những cổ phiếu tiềm năng. Hãy xem xét các yếu tố sau:
  • Current Earnings (Lợi nhuận hiện tại): Tìm các công ty có lợi nhuận hàng quý và hàng năm tăng trưởng mạnh. Lựa chọn các cổ phiếu với lợi nhuận tích cực và ổn định.
  • Annual Earnings (Lợi nhuận hàng năm): Đảm bảo rằng công ty có lợi nhuận hàng năm liên tục tăng trưởng trong ít nhất 5 năm gần đây.
  • New Products or Services (Sản phẩm hoặc dịch vụ mới): Tìm hiểu về các công ty có sáng tạo và đổi mới trong sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Những công ty này thường có tiềm năng tăng trưởng cao.
  • Supply and Demand (Cung cầu): Đánh giá sự cân bằng giữa cung và cầu của cổ phiếu. Nếu có sự gia tăng về cầu và cổ phiếu hiếm hoi trên thị trường, đó có thể là một cơ hội đầu tư.
  • Leadership (Lãnh đạo): Xác định công ty nào đang dẫn đầu trong ngành. Cổ phiếu của các công ty lãnh đạo thường có tiềm năng tăng trưởng mạnh.
  • Institutional Sponsorship (Sự tài trợ từ các tổ chức tài chính): Kiểm tra xem có sự quan tâm và ủng hộ từ các tổ chức tài chính lớn đối với cổ phiếu không. Sự tham gia của các quỹ đầu tư và tổ chức có thể là yếu tố tích cực.
  • Market Direction (Hướng thị trường): Chắc chắn rằng thị trường toàn diện đang trong xu hướng tăng trưởng. Thị trường ở trong trạng thái suy thoái có thể làm giảm cơ hội lợi nhuận.

Nghiên cứu cơ bản

  1. Cách thực hiện nghiên cứu cơ bản chi tiết về công ty và ngành công nghiệp: Nghiên cứu cơ bản là quá trình tìm hiểu về công ty và ngành công nghiệp mà công ty đó hoạt động. Điều này bao gồm việc đọc báo cáo tài chính, xem xét sự đổi mới của công ty, và theo dõi các sự kiện quan trọng.
  2. Sử dụng SWOT analysis để đánh giá một công ty: SWOT analysis là một công cụ phân tích mạnh mẽ giúp bạn đánh giá Strengths (Sức mạnh), Weaknesses (Yếu điểm), Opportunities (Cơ hội), và Threats (Rủi ro) của một công ty. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về tình hình và triển vọng của công ty trong tương lai.

Kỹ thuật

  1. Giải thích cách sử dụng các chỉ số kỹ thuật trong CANSLIM: Phân tích kỹ thuật là một phần quan trọng của CANSLIM. Hãy tìm hiểu về các chỉ số kỹ thuật như Moving Averages, Relative Strength Index (RSI), và MACD (Moving Average Convergence Divergence) để đánh giá xu hướng và định điểm mua và bán.
  2. Tạo biểu đồ và xác định điểm mua và bán: Sử dụng phần mềm hoặc công cụ biểu đồ để theo dõi biểu đồ giá cổ phiếu. Xác định các điểm mua và bán dựa trên phân tích kỹ thuật và quy tắc CANSLIM.

Quản lý rủi ro

  1. Tại sao quản lý rủi ro là quan trọng và làm thế nào để thiết lập stop-loss: Quản lý rủi ro là một phần quan trọng của việc đầu tư. Hãy hiểu tại sao việc này quan trọng và học cách thiết lập điểm stop-loss để giới hạn lỗ khi thị trường không phù hợp.
  2. Cách bảo vệ vốn đầu tư của bạn: Hãy tìm hiểu cách sử dụng các công cụ bảo vệ vốn như lệnh stop-limit và các chiến lược quản lý rủi ro khác để bảo vệ vốn đầu tư của bạn.

Theo dõi và Điều chỉnh

  1. Sự quan trọng của việc theo dõi danh mục đầu tư: Theo dõi danh mục đầu tư hàng ngày để đảm bảo rằng các cổ phiếu vẫn tuân thủ các quy tắc CANSLIM và không có sự thay đổi nào đe dọa đầu tư của bạn.
  2. Cách điều chỉnh danh mục theo thời gian: Hãy học cách điều chỉnh danh mục đầu tư của bạn khi có sự thay đổi trong thị trường hoặc trong cổ phiếu mà bạn đang đầu tư. Điều này có thể bao gồm việc thêm vào hoặc loại bỏ cổ phiếu khỏi danh mục của bạn.

Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng ta sẽ xem xét ví dụ cụ thể về cách áp dụng CANSLIM vào việc đầu tư vào một số cổ phiếu cụ thể.

Lợi ích và Hạn chế của CAN SLIM

Phương pháp đầu tư CAN SLIM đã trở thành một trong những công cụ phổ biến cho các nhà đầu tư cá nhân và chuyên gia đầu tư để xác định cổ phiếu tiềm năng trong thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, như bất kỳ phương pháp đầu tư nào, CAN SLIM cũng có những lợi ích và hạn chế riêng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về các lợi ích và hạn chế của CAN SLIM để giúp bạn hiểu rõ hơn về cách áp dụng nó trong chiến lược đầu tư của bạn.

Lợi ích của CAN SLIM

Kết hợp cơ bản và kỹ thuật

Một trong những lợi ích chính của CAN SLIM là khả năng kết hợp cả phân tích cơ bản và kỹ thuật trong việc xác định cổ phiếu tiềm năng. Phân tích cơ bản giúp bạn hiểu về sức khỏe tài chính và triển vọng của công ty, trong khi phân tích kỹ thuật giúp bạn theo dõi xu hướng giá cổ phiếu và xác định điểm mua và bán lý tưởng. Kết hợp hai phương pháp này cung cấp cái nhìn toàn diện và giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư được thông minh hơn.

Sự tập trung vào cổ phiếu tăng trưởng

CAN SLIM tập trung vào việc tìm kiếm các cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này có nghĩa là bạn có cơ hội đầu tư vào những công ty đang phát triển nhanh, có khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn trong tương lai. Đây là một lợi ích quan trọng đối với những người đầu tư có mục tiêu tăng lợi nhuận dài hạn.

Nguyên tắc dễ hiểu và áp dụng

CAN SLIM không phải là một phương pháp quá phức tạp. Nó dựa trên một số nguyên tắc cơ bản và quy tắc dễ hiểu, giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư một cách tự tin. Không cần phải là một chuyên gia đầu tư để bắt đầu áp dụng CAN SLIM, điều này làm cho nó trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho những người mới bắt đầu trong thị trường chứng khoán.

Khả năng tìm kiếm cổ phiếu tiềm năng

CAN SLIM giúp bạn tìm kiếm cổ phiếu tiềm năng trong bất kỳ thị trường nào, bất kể thị trường đang trong xu hướng tăng, giảm, hoặc đang đi ngang. Khả năng này cho phép bạn thích nghi với mọi tình huống thị trường và tìm kiếm cơ hội đầu tư ngay cả khi thị trường không ổn định.

Tạo lợi nhuận hấp dẫn

Một trong những lợi ích chính của CAN SLIM là khả năng tạo ra lợi nhuận hấp dẫn. Khi bạn áp dụng đúng phương pháp này và chọn lựa các cổ phiếu theo các yếu tố CAN SLIM, bạn có cơ hội để đạt được lợi nhuận cao hơn so với việc đầu tư theo các phương pháp khác.

Hạn chế của CAN SLIM

Đòi hỏi kiên nhẫn và thời gian

Một trong những hạn chế của CAN SLIM là nó đòi hỏi kiên nhẫn và thời gian. Việc tìm kiếm và theo dõi các cổ phiếu tiềm năng có thể mất nhiều thời gian, và không phải lúc nào cũng có cơ hội đầu tư lý tưởng. Điều này có thể không phù hợp cho những người đầu tư muốn thấy kết quả nhanh chóng.

Khả năng mất tiền

Như bất kỳ phương pháp đầu tư nào, CAN SLIM cũng có khả năng mất tiền. Mặc dù nó giúp tạo ra lợi nhuận cao, nhưng cũng có rủi ro đi kèm. Nếu bạn không thực hiện quản lý rủi ro hiệu quả hoặc không tuân thủ nguyên tắc của CAN SLIM, bạn có thể mất tiền đầu tư.

Yêu cầu sự nghiên cứu và kiến thức

CAN SLIM đòi hỏi sự nghiên cứu và kiến thức về thị trường chứng khoán. Bạn cần hiểu rõ về các y

ếu tố cơ bản và kỹ thuật, đọc báo cáo tài chính, và theo dõi thị trường một cách chặt chẽ. Điều này có thể đặt ra thách thức cho những người mới bắt đầu hoặc không có kiến thức sâu về tài chính.

Khả năng ảnh hưởng của tình trạng thị trường chung

CAN SLIM không phải lúc nào cũng hoạt động tốt trong mọi tình trạng thị trường chung. Khi thị trường chứng khoán tụt giảm hoặc trong giai đoạn suy thoái, việc tìm kiếm cổ phiếu tiềm năng có thể trở nên khó khăn hơn. Điều này có thể làm giảm cơ hội lợi nhuận.

Áp dụng không phù hợp

Nếu bạn không áp dụng đúng các quy tắc và nguyên tắc của CAN SLIM hoặc không có sự kỷ luật trong quá trình đầu tư, bạn có thể không thấy được lợi ích từ phương pháp này. CAN SLIM đòi hỏi sự chú tâm và tuân thủ nghiêm ngặt để hoạt động hiệu quả.

Những Chiến lược Thụ động và Chủ động

Trong thế giới đầy biến động của thị trường chứng khoán, việc sử dụng chiến lược đầu tư chính xác là quyết định quan trọng đối với các nhà đầu tư. Phương pháp đầu tư CAN SLIM, được phát triển bởi William J. O’Neil, đã trở thành một trong những phương pháp đầu tư nổi tiếng và được ưa chuộng. CAN SLIM không chỉ là một hệ thống phân tích cổ phiếu mà còn bao gồm nhiều chiến lược thụ động và chủ động giúp nhà đầu tư tạo ra lợi nhuận từ thị trường chứng khoán.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những chiến lược thụ động và chủ động của CAN SLIM và cách áp dụng chúng để đầu tư thành công.

Chiến lược Thụ động của CAN SLIM

Tìm kiếm cổ phiếu tăng trưởng

Một trong những chiến lược thụ động cơ bản của CAN SLIM là tìm kiếm các cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ. Nhà đầu tư sử dụng phân tích cơ bản và kỹ thuật để xác định những cổ phiếu có lợi nhuận hàng quý và hàng năm tăng trưởng ấn tượng. Họ tập trung vào các công ty có khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn trong tương lai và thường tìm kiếm các công ty với sự đổi mới trong sản phẩm hoặc dịch vụ.

Lựa chọn thời điểm đầu tư đúng lúc

Chiến lược thụ động khác của CAN SLIM là đợi đến khi thời điểm đầu tư là lý tưởng. Điều này bao gồm việc theo dõi thị trường và cổ phiếu trong thời gian dài để xác định xu hướng và điểm mua lý tưởng. Nhà đầu tư CAN SLIM thường đầu tư khi cổ phiếu đang ở trong một xu hướng tăng mạnh và thị trường chung đang trong trạng thái tăng trưởng.

Quản lý rủi ro thông qua lệnh stop-loss

Quản lý rủi ro là một phần quan trọng của chiến lược thụ động trong CAN SLIM. Nhà đầu tư đặt lệnh stop-loss để bảo vệ vốn đầu tư của họ. Lệnh stop-loss là một mức giá dưới đó nhà đầu tư sẽ bán cổ phiếu để ngăn mất quá nhiều tiền khi thị trường không phù hợp hoặc cổ phiếu không thể tăng trưởng theo dự kiến.

Theo dõi và đánh giá danh mục đầu tư

Một trong những yếu tố quan trọng của chiến lược thụ động của CAN SLIM là theo dõi và đánh giá danh mục đầu tư một cách đều đặn. Nhà đầu tư kiểm tra xem các cổ phiếu trong danh mục vẫn tuân thủ các quy tắc và yếu tố CAN SLIM. Họ cũng xem xét việc cân nhắc loại bỏ hoặc thêm cổ phiếu mới vào danh mục của họ.

Chiến lược Chủ động của CAN SLIM

Phân tích kỹ thuật và tạo biểu đồ

Chiến lược chủ động của CAN SLIM bao gồm việc sử dụng phân tích kỹ thuật và tạo biểu đồ để xác định điểm mua và bán cổ phiếu. Nhà đầu tư sử dụng các chỉ số kỹ thuật như Moving Averages, Relative Strength Index (RSI), và MACD (Moving Average Convergence Divergence) để đánh giá xu hướng và định điểm mua và bán lý tưởng. Họ tạo biểu đồ giá cổ phiếu để theo dõi sự biến động và xác định các mức hỗ trợ và kháng cự.

Tìm kiếm cơ hội giao dịch ngắn hạn

Một trong những chiến lược chủ động của CAN SLIM là tìm kiếm cơ hội giao dịch ngắn hạn. Nhà đầu tư không chỉ đầu tư dài hạn mà còn tìm kiếm cơ hội để giao dịch ngắn hạn dựa trên biến động ngắn hạn của thị trường hoặc cổ phiếu cụ thể. Điều này có thể làm tăng lợi nhuận và làm tăng sự linh hoạt trong quản lý danh mục đầu tư.

Sử dụng tin tức và sự kiện thị trường

Chiến lược chủ động của CAN SLIM bao gồm việc sử dụng tin tức và sự kiện thị trường để tìm kiếm cơ hội đầu tư. Nhà đầu tư theo d

õi tin tức kinh tế, sự kiện thị trường, và thông tin về công ty để xác định các cơ hội đầu tư. Họ có thể mua hoặc bán cổ phiếu dựa trên tin tức và sự kiện cụ thể.

Tự tin và quyết đoán

Trong chiến lược chủ động của CAN SLIM, sự tự tin và quyết đoán là yếu tố quan trọng. Nhà đầu tư cần có khả năng ra quyết định nhanh chóng và không bao giờ nản lòng khi gặp khó khăn. Tự tin trong quyết định đầu tư là yếu tố quyết định cho sự thành công trong việc áp dụng chiến lược chủ động.

Sự linh hoạt và sẵn sàng thay đổi chiến lược

Cuối cùng, chiến lược chủ động của CAN SLIM đòi hỏi sự linh hoạt và sẵn sàng thay đổi chiến lược khi cần thiết. Thị trường chứng khoán luôn biến đổi, và nhà đầu tư cần phải thích nghi và điều chỉnh chiến lược của họ để thích ứng với tình hình thị trường mới.

Kết luận

CAN SLIM là một phương pháp đầu tư mạnh mẽ và hiệu quả khi được áp dụng đúng cách. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi kiên nhẫn, nghiên cứu, và quản lý rủi ro cẩn thận. Các nhà đầu tư nên hiểu rõ lợi ích và hạn chế của CAN SLIM trước khi áp dụng nó trong chiến lược đầu tư của họ. Điều quan trọng là luôn duy trì sự cân nhắc và sự kỷ luật trong quá trình đầu tư để tận dụng tối đa các lợi ích mà CAN SLIM có thể mang lại.

CAN SLIM là một phương pháp đầu tư đa dạng với cả các chiến lược thụ động và chủ động. Nhà đầu tư có thể sử dụng chiến lược thụ động để tìm kiếm cổ phiếu tăng trưởng và đầu tư dài hạn, trong khi cũng sử dụng chiến lược chủ động để tìm kiếm cơ hội giao dịch ngắn hạn và tận dụng sự biến động thị trường.

Kết hợp cả hai loại chiến lược này có thể giúp nhà đầu tư đạt được sự linh hoạt và hiệu suất tốt hơn trong việc quản lý danh mục đầu tư của họ. Điều quan trọng là duy trì sự kỷ luật và sự cân nhắc trong quá trình đầu tư để tận dụng tối đa những chiến lược này.

Phương pháp đầu tư CAN SLIM là một cách phức tạp và toàn diện để đầu tư vào thị trường chứng khoán. Điều quan trọng là bạn cần tập trung vào việc nghiên cứu cẩn thận, lọc ra các cổ phiếu tiềm năng, và quản lý rủi ro một cách hiệu quả. Để thành công với CAN SLIM, bạn cần có kiên nhẫn, kiến thức, và kỷ luật đầu tư.

Lưu ý rằng đầu tư luôn có rủi ro, và không có phương pháp nào đảm bảo lợi nhuận 100%. Trước khi đầu tư, hãy tìm hiểu thêm, tham khảo ý kiến ​​của các chuyên gia, và tạo kế hoạch đầu tư phù hợp với tình hình tài chính của bạn.